CÀ NA
CÀ NA
Elaeocarpus
hygrophilus
Kurz, 1877
Elaeocarpus madopetalus
Pierre, 1898
Họ: Côm Elaeocarpaceae
Bộ:
Bông Malvales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây
gỗ trung bình, cao 10 - 15 m, gỗ mầu trắng, thân và cành nhánh không có lông.
Lá mọc cách, có phiến bầu dục, dài 6 - 10 cm, rộng 2,5 - 5 cm, đỉnh gần tròn
hoặc tù, nhẵn cả 2 mặt, riêng mặt trên sáng bóng; gân phụ 5 - 7 đôi; mép có răng
tù, thưa;
cuống lá dài 1 - 2 cm, không có lông. Cụm hoa chùm ở nách lá, dài 5 - 12 cm,
có lông nằm, mỗi hoa có cuống dài 1 - 2 cm. Đài hình mũi mác, dài 5 - 7 mm, rộng
2 mm, ngoài nhẵn, phía trong có lông ở gần gốc.
Cánh hoa hình bầu dục, dài 5 - 8 mm, rộng 3 - 4 mm, nhẵn, không có tuyến,
mầu trắng đục, phía đỉnh có 18 - 20 tia rìa. Nhị 16 - 20, dài 3 - 3,5 mm. Bầu
hình trứng, 3 ô, ngoài phủ lông. Vòi nhuỵ có lông ở phần nửa phía dưới, đĩa 5
thuỳ. Quả nhân cứng hình bầu dục, 2 đầu nhọn, dài 3 - 3,5 cm, rộng 1,5 - 2 cm,
vỏ quả nhẵn, 1 hạt cứng.
Sinh học, sinh thái:
Mùa hoa tháng 4 - 6, có quả tháng 9
- 10.
Tái sinh bằng hạt. Mọc ở dọc các bờ kênh rạch vùng đất phèn Đồng Tháp Mười,
chịu được nước ngập mùa nước lũ.
Phân bố:
Trong nước: Đồng Nai (Biên Hoà),
Long An (Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hoá), Tiền Giang (Tân Phước),
Đồng Tháp.
Nước ngoài: Thái Lan, Mianma,
Campuchia.
Giá trị:
Cây gỗ đặc trưng của vùng đất phèn
Đồng Tháp Mười, chịu được nước ngập 3 - 6 tháng, mùa khô cạn vẫn xanh tốt. Rễ,
quả, lá người dân dùng làm thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sinh tân
dịch. Vỏ cây có tinh dầu và tanin dùng tắm ghẻ, chống dị ứng sơn và hoá chất bảo
vệ da. Uống nước sắc của lá và rễ có tác dụng lọc máu, bảo vệ gan. Quả dùng làm
mứt, muối dưa, ô mai.
Tình trạng:
Do chỉ sống ở ven kênh mương trên
đât phèn hoang hoá, con người ngọt hoá cải tạo vùng đất phèn để trồng cây lương
thực nên diện tích và số lượng giảm rất nhanh, môi trường sống và điều kiện sinh thái thay đổi,
nên nhiều nơi không còn.
Phân hạng:
VU
A2c, B1+2a,b.
Biện pháp bảo vệ:
Khuyến khích nhân dân vùng Đồng
Tháp Mười trồng ở ven kênh mương và quanh nhà để lấy nguyên liệu làm thuốc và lấy gỗ
để sử dụng.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007
- phần
thực vật - trang 183.