Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU CÔN TRÙNG RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Bướm bụi nâu đen
Tên Latin: Mycalesis mineus
Họ: Bướm mắt rắn Satyridae
Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera 
Lớp (nhóm): Bướm ngày  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

BƯỚM BỤI NÂU ĐEN

Mycalesis mineus Linnaeus, 1758

Papilio mineus Linnaeus, 1758

Papilio drusia Cramer, 1775

Papilio otrea Stoll, 1780

Họ: Bướm mắt rắn Satyridae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng:

Bướm cái hơi lớn hơn, nhạt màu hơn và có thể phân biệt bởi không có dải (chùm vảy đặc biệt) ở mặt trên của cánh sau. Đây là loài gặp theo từng nơi ở vùng đất thấp đặc trưng. Chúng thường xuất hiện dưới tán cây bụi và hoạt động tích cực suốt ngày và rất thích sống gần các bụi cây tre, trúc khi phát măng. Cả bướm đực và bướm cái bay rất gần mặt đất. Chúng thường bị hấp dẫn bởi phân động vật, nước ở các ngọn măng tre, trúc tiết ra. Có một số loài tương tự ở Việt Nam, đó là Mycalesis perseoides, Mycalesis perseus, Mycalesis intermedia, dạng bướm mùa khô của loài này chỉ có thể phân biệt qua cấu tạo bộ phận sinh dục đực.

Sinh học, sinh thái:

Giống Mycalesis  bay thấp, gần các đám cỏ ven đường mòn. Ba loài khá giống nhau là M.mineus, M.perseusM.perseoides, có thể phân biệt dựa vào các đốm ở mặt dưới cánh nhưng không dễ. Việc định danh chính xác phải dựa vào cấu trúc cơ quan sinh dục của con đực. M.mineusM.perseoides là những loài phổ biến. Chúng thường xuất hiện dưới tán cây và hoạt động tích cực suốt ngày. Cả bướm đực và bướm cái bay rất gần mặt đất. Chúng thường bị hấp dẫn bời phân động vật. Có một số loài tương tự ở Việt Nam, đó là M.perseoides, M.zonata, M.intermedia, dạng bướm mùa khô của loài này chỉ có thể phân biệt qua cấu tạo bộ phận sinh dục đực. Loài này khá phổ biến ở độ cao dưới 700m, trong các khu rừng thứ sinh và phổ biến ở các vùng nông nghiệp, các trảng cỏ, bụi cây.

Phân bố:

Phân bố từ Srilanca và Ấn Độ qua Đông nam châu Á đến Sunderland, có khắp nơi ở Việt Nam. Tên loài dịch nghĩa từ tiếng Anh.

 

Tài liệu dẫn: Các loài bướm phổ biến ở Việt Nam Alexander Monastyrskii và Alexey Devyatkin - trang 34.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Bướm bụi nâu đen

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này