New Page 1
BƯỚM NĂM ĐỐM MẮT
Ypthima baldus
(Fabricius,
1775)
Papilio baldus
Fabricius, 1775
Ypthima argus
Butler, 1866
Ypthima prattii
Elwes & Edwards, 1893
Họ: Bướm mắt rắn Satyridae
Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera
Đặc điểm nhận dạng:
Giống
Yphima bao gồm các loài có kích thước nhỏ nhất so với các giống khác cùng họ
bướm Mắt rắn Satyridae được phân biệt bởi màu trắng bao phủ mặt dưới, có các sọc
nằm ngang màu nâu, nhỏ và mang theo các vạch ở mép ngoài cánh, vùng giữa sát mép
ngoài và giữa cánh. Con đực của các loài ngoại trừ Y.akbar có các vẩy.
Gốc gân 11 và 12 cánh trước hội tụ thành một đường phồng ra và gốc của gân trụ
cánh phồng ở một vùng nhỏ hơn.
Thấy ở
mọi độ cao và ở mọi nơi từ rừng tới đô thị. Là loài phổ biến nhất trong giống
Ypthima. Mặt trên màu nâu, có một đốm mắt lớn ở cánh trước, hai đốm mắt lớn
ở cánh sau, có thể có một đốm mắt nhỏ ở góc ngoài cánh sau. Mặt dưới có dạng vằn
vện với một đốm mắt rất lớn ở cánh trước và sáu đốm mắt nhỏ ở cánh sau, xếp
thành ba nhóm. Ở dạng mùa khô, các đốm mắt tiêu giảm, khó nhận diện cấp loài.
Yphima
singorensis
khá giống Yphim baldus, nhưng nhỏ hơn và mặt dưới cánh sáng màu hơn. Sải
cánh 32-48mm.
Sinh học
sinh thái:
Gặp khắp nơi. Bay
thấp, sát các bụi cỏ ven đường. Thường gặp chung với giống Mycalesis. Tuy
nhiên chúng thường thích sống ở các vạt cỏ, cây bụi ven đường đi trong rừng, nơi
quang đãng có nhiều ánh sáng mặt trời. Thức ăn của
sâu non là một số loài thực vật thuộc họ Cỏ Poaceae
Phân bố:
Từ Ấn Độ
đến Mianma, Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Thái Lan, Lào, đảo Sanda, Việt Nam.
Loài này phân bố khắp Việt Nam
Giá trị,tình
trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài rất phổ
biến, có phổ phân bố rộng cả trên thế giới và Việt Nam.
Mô tả loài: Vũ văn Liên - Bảo tàng thiên
nhiên Việt Nam.