MÍT NÀI
MÍT NÀI
Artocarpus rigidus
Blume., 1825
Artocarpus
cuspidatus
Griff., 1854
Artocarpus
muricatus
W.Hunter et al., 1909
Saccus rigidus
(Blume) Kuntze, 1891
Họ: Dâu tằm Moraceae
Bộ: Gai Urticales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ lớn cao 10 - 25 cm, dạng như một cây dầu, cành non có lông
cứng vàng, lá có phiến cứng, giòn, nhám ở mạt trên, có gân lồi ở mặt dưới; lá
kèm 1 cm, có lông vàng. Dái mít ở ngọn nhánh, tròn hay tròn dài cỡ 1 cm. Cụm hoa
cái tròn, to 2, 5 cm. Quả to 7 cm hay hơn, có gai cao, có múi, khi chín màu vàng,
có hạt to 12 x 8 mm.
Sinh học, sinh
thái:
Loài mọc hoang
trong
rừng thường xanh ở
độ cao 500 - 1.000m, thường mọc gần ở suối hay các khu vực hồ nước tự nhiên
trong rừng. Có
hoa tháng 4 -
5, quả tháng 6 - 7.
Phân bố:
Trong nước: Lâm
Đồng, Darklak, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và có một số nơi trồng để lấy
trái và gỗ.
Nước ngoài:
Borneo, Campuchia, Jawa, Đảo Sunda Nhỏ, Malaya, Myanmar, Sumatera, Thái Lan.
Công dụng:
Quả ăn được, có
vị thơm. Ở Campuchia, người ta dùng
lõi gỗ để chế một
loại nước màu vàng nghệ dùng để nhuộm quần áo của các nhà sư. Nhựa cây lẫn với
sáp dùng trong xây dựng và cũng dùng như thuốc đắp trong khoa thú y. Gỗ tốt dùng
xây dựng và đóng các đồ gỗ cao cấp.
Tài liệu dẫn:
Cây thuốc Việt Nam - Võ văn Chi - Trang 746.