BƯỚM PHƯỢNG ĐUÔI KIẾM RĂNG NHỌN
BƯỚM PHƯỢNG ĐUÔI
KIẾM RĂNG NHỌN
Teinopalpus aureus
Mell, 1923
Teinipalpus aureus
Morita,
1998.
Họ: Bướm phượng Papilionidae
Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera
Đặc
điểm nhận dạng:
Loài
lưỡng hình ở hình dạng và kích cỡ
cánh sau. Con đực có đuôi dài ở mạch cánh thứ 4, trong khi đó con cái có
đuôi dài ở mạch cánh thứ 4, ngắn hơn ở mạch cánh thứ 6, ngắn hơn nữa ở mạch cánh
thứ 2, 3 và 5.
Con đực nhỏ hơn
cái. Kiểu cánh giống loài
Teinopalpus imperialis. Tuy nhiên loài này có đốm màu vàng chanh ở cánh
sau con đực chiếm gần 1/3 buồng giữa; đường giữa cánh sau con cái gần thẳng.
Sinh học, sinh
thái:
Thường thấy trên
độ cao trên 1,500m. Con đực ưa thích đỉnh núi, trong khi đó con cái giới hạn ở
nơi có nhiều loài cây họ
Ngọc lan Magnoliaceae. Theo quan sát được ở Vườn quốc gia Bi Đúp - Núi Bà,
con đực xuất hiện vào tháng 4 trên đỉnh núi ở độ cao khoảng 1,900m và từ 8.30 -
9.00 giờ sáng đến 11 - 12 giờ trưa. Vòng đời của loài bướm này hiện vẫn chưa
biết.
Phân bố:
Trong nước: Cao
Bằng (Khu bảo tồn Pioac), Vĩnh Phúc (Vườn quốc gia Tam Đảo), Hà Tĩnh (Vườn
quốc gia Vũ Quang), Lâm Đồng (Bi Đúp).
Thế giới:
Đông Nam Trung Quốc (Đảo Hải Nam).
Giá trị:
Loài hiếm và là
hợp phần của
quần xã bướm núi; Loài chỉ thị cho sự duy trì môi trường sống rừng nhiệt
đới.
Tình trạng:
Thiếu thông tin
về mức độ phong phú các quần thể. Nhân tố đe doạ chủ yếu là khai thác gỗ, thu
bắt, buôn bán mẫu vật. Mối đe doạ giảm bớt tại các khu bảo vệ và vùng núi cao.
Phân hạng:
VU
A1c,d B1+2b.
Biện pháp bảo vệ:
Quan trọng nhất
là bảo vệ nơi ở tại các vùng núi cao, cấm việc chặt phá rừng và giảm các hoạt
động thu bắt.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.