Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Bần chua
Tên Latin: Sonneratia caseolaris
Họ: Bần Sonneratiaceae
Bộ: Sim Myrtales 
Lớp (nhóm): Cây ngập mặn  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    BẦN CHUA

BẦN CHUA

Sonneratia caseolaris (L.) Engl., 1897

Aubletia caseolaris (L.) Gaertn., 1788

Blatti caseolaris (L.) Kuntze, 1891

Rhizophora caseolaris L., 1754

Họ: Bần Sonneratiaceae

Bộ: Sim Myrtales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ cao 10 - 15 m, có khi cao tới 25 m. Cành non màu đỏ, 4 cạnh, có đốt phình to. Cây có nhiều rễ thở mọc thành từng khóm quanh gốc. Lá đơn, mọc đối, dày, giòn, hơi mọng nước, hình bầu dục hoặc trái xoan, đầu tròn, đôi khi nhọn, gốc hình nêm. Cuống và một phần gân chính màu đỏ, gân giữa nổi rõ ở cả 2 mặt, cuống dài 0,5 - 1,5 cm. Cụm hoa ở đầu cành, có 2 - 3 hoa. Đài hợp ở gốc, có 6 thùy dày và dai, mặt ngoài màu lục, mặt trong màu tím hồng. Cánh tràng 6, màu trắng đục, hình dải, thuôn về hai đầu. Nhị có chỉ hình sợi, bao phấn hình thận. Bầu hình cầu dẹt, vòi dài, đầu hơi tròn. Quả mọng. đường kính 3 - 5 cm, cao 1,5 - 2 cm, gốc có thùy đài xòe ra. Hạt nhiều, dẹt.

Sinh học, sinh thái:

Cây mọc ở nước lợ gần các cửa sông ngập một mùa trong năm. Cây thường mọc chung với các loài cây khác như Trang, sú, Giá, Nấm, Cóc... Cũng có khi mọc thành rừng gần như thuần loại. Cây ưa sáng, ít chịu hạn.

Phân bố:

Trong nước: Cây phân bố ở rừng ngập mặn Việt Nam ở Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh. Sự phong phú của quần thụ này tùy theo mức nước lợ và chế độ thủy triều.

Nước ngoài: Bangladesh, Bismarck Archipelago, Borneo, Cambodia, Hainan, India, Jawa, Lesser Sunda Is., Malaya, Maluku, New Caledonia, New Guinea, Nicobar, Northern Territory, Pakistan, Philippines, Queensland, Solomon, Sri Lanka, Sulawesi, Sumatera, Thailand, Vanuatu

Công dụng:

Gỗ chỉ dùng đóng đồ nhỏ. Vỏ chứa nhiều tanin có thể dùng thuộc da. Cây được trồng thành rừng để chắn sóng, chống sạt lở đê biển và bảo vệ bờ biển bị xâm thực bởi sóng biển, thủy triều.

 

Tài liệu dẫn: Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 707.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Bần chua

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này