THÔNG BA LÁ
THÔNG BA LÁ
Pinus khasya
Hoof.f., 1888
Pinus cavendishiana
Parl., 1868
Pinus kasya
Parl., 1868
Pinus insularis var. khasyana
(Griff.) Silba, 1990
Họ: Thông
Pinaceae
Bộ: Thông
Pinales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây gỗ lớn, cao 30 - 35m, thân thẳng tròn, vò dày màu nâu
sẫm, nứt dọc sâu. Cành thô màu nâu đỏ. Lá màu xanh thẫm, mềm, thường có 3 lá
dạng kim mọc cụm trong một bẹ ở đầu cành. Lá dài 15 - 20cm, bẹ dài 1,2cm. Quả non hình trứng viên chùy, dài 5 - 9cm, thường quặp
xuống, đôi khi quả hơi vẹo. Vảy quả năm thứ 2 có vảy mặt dày, rốn hơi lồi, đôi
khi có gai nhọn, có 2 đường gờ ngang và dọc đi qua giữa mặt vảy. Hạt có cánh dài
1,5 - 2,5cm.
Sinh
học, sinh thái:
Loài cây ưa sáng thích hợp với loại khí hậu mưa nhiều, có
mùa mưa và mùa khô rõ dệt, độ ẩm không khí không xuống qúa thấp (70%). Có khả
năng chịu được lạnh, sương muối, có thể mọc được ở điều kiện đất xấu nhưng thoát
nước,
tái sinh hạt mạnh ở nơi
đất trống. Ra hoa vào tháng 4 - 5. Quả chín sau 2 năm.
Phân bố:
Trong nước: Cây phân bố ở các tỉnh: Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng
Ninh, Lâm Đồng. Thường mọc thuần loại hoặc hỗn giao với một số loài cây khác
nhưng không đáng kể tạo thành loại
rừng thưa lá kim.
Nước ngoài: Assam, Bangladesh, Campuchia,
Trung Nam Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan, Tây Tạng
Công dụng:
Gỗ mềm, nhẹ, màu sáng, màu vàng da cam nhạt, gỗ muộn màu nâu
nhạt, có ống tiết. Tỷ trọng 0,61 - 0,75. Lực nén song song 450 - 540 kg/cm2, lực
uốn tĩnh 1,100 - 1,309kg/cm2, lực đập xung kích 0,320 - 0,470kg/m/cm2, lực kéo
thẳng góc 23 - 27kg/cm2, lực tách ngang 10 - 12kg/cm2. Có thể đóng đồ dùng gia
đình, đóng hòm, làm diêm, làm giấy, làm cột điện tạm thời... Nhưa tốt nhưng ít
nên không được chú ý khai thác.
Tài liệu dẫn:
Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 579.