CÀ CUỐNG
CÀ CUỐNG
Lethocerus indicus
(Lepetetier et Serville, 1775)
Belostoma indicum
Lepetetier et Serville, 1775
Họ: Chân bơi Belostomatidae
Bộ: Cánh nửa Hemiptera
Đặc điểm nhận
dạng:
Cơ thể hình lá,
dẹp, mỏng, Đầu pronotum và scutellum màu vàng nhạt đến nâu sẫm. Pronotum có viền
mép trước và bên, và một số vệt hình đĩa màu vàng đến nâu nhạt. Scutellum có
mảng nhạt ở hai góc đáy, có đường giữa hẹp và vùng đỉnh đen nâu. Mặt bụng sỉn,
sternum có đường viền mép đồng màu. Các nốt đùi có nhiều vệt nâu đen, Đầu nằm
giữa hai mắt, giới hạn bởi hai cạnh bên gần như song song, để phân biệt với loài
Cà cuống khổng lồ Lethocerus deyrolley có đầu hình tam giác rõ
rệt. Kích thước khoảng 70 - 80 mm x 20 - 25 mm.
Sinh học,
sinh thái:
Cà cuống là loài
ăn thịt, hút dịch và máu của nhiều loài động vật thủy sinh, sâu bọ, cánh cứng,
tôm, ốc, nhái và cá nhỏ.... Sinh sản vào các tháng 5 - 8 dương lịch, đẻ thành
túi bao quanh thân lúa hoặc cỏ, mằn sát trên mặt nước. Búi trứng hình trụ, cỡ
khoảng 25 - 30 mm x 10 mm. Màu vàng đến trắng nhờ có vài chục đến hàng trăm
trứng. Trứng hình bầu dục cỡ khoảng 3,5 mm. Thời gian phát triển của trứng
khoảng 10 ngày, từ khi nở đến trưởng thành là 40 ngày. Cà cuống thuộc nhóm Bọ
xít nước phát triển qua biến thái không hoàn toàn. Cà cuống sống ở các ao hồ,
thủy vực và ruộng nước sâu, cây cỏ hay lúa mọc lúp xúp, ở điều kiện thí nghiệm
có khi cả ngày mằm lờ đờ sát mặt nước, chìa ống thở lên trên. Tuy bay không
khỏe, nhưng Cà cuống hay bay lên bờ hoặc từ vực thủy này sang thủy vực khác,
nhất là khi chuẩn bị đẻ trứng.
Cà cuống rất nhạy
cảm với kích thích của ánh sáng, ban đêm thường bay đến những nơi có đèn điện
sáng. Con đực thường ẩn nấp quanh các ổ trứng, để thỉnh thoảng quạt khí cho
trứng. Trên mình Cà cuống hay gặp một số Ve nước Hydrachinidae sp. ký
sinh. Muỗi năn Orseolia oryzae thuộc Bộ Muỗi năn Cecidomyidae cũng tấn
công trứng của chúng.
Phân bố:
Trong nước: Sống
ở khắp vùng đồng bằng trên lãnh thổ Việt Nam, Đã tìm thấy chúng ở Sơn La, Thái
Nguyên, Hòa Bình, Hà Nội, Quảng Ninh (Bãi Cháy), Hải Phòng (Cát Bà),
Thái Bình, Thừa Thiên - Huế (Huế), ây là loài duy nhất thuộc bộ cánh nửa
Hemiptera được đưa vào sách đỏ Việt Nam.
Nước ngoài: Viễn
đông liên bang Nga, và vùng nhiệt đới; từ Ấn Độ qua Trung Quốc đến
Australia.
Giá trị:
Cà cuống là loài
côn trùng cánh nửa có kích thước lớn nhất hiện đang tồn tại (đạt 11 - 12cm), Đây
là loài ăn thịt rất khỏe nên đáng chú ý trong chu trình dinh dưỡng ở một số thủy
vực, đặc biệt là ở những nơi ươm cá giống. Từ thời Triệu Đà (207 đến 137
trước công nguyên) Cà cuống đã được xếp trong những sơn hào, hải vị của
người Việt, để cống sang Trung Quốc với cái tên là con Sâu quế. Tuyến thơm của
Cà cuống đực, thịt và trứng của con cái là món gia vị rất độc đáo ưa chuộng của
người Việt Nam, Lào, Trung Quốc và nhiều nước trong vùng.
Tình trạng:
Do môi trường
thiên nhiên bị phá huỷ, do việc sử dụng nhiều hoá chất trong sản xuất nông
nghiệp và do các quần thể con môi tự nhiên cũng bị suy giảm, nên cà cuống ngày
càng ít gặp và nếu có chỉ là những quần thể đơn lẻ.
Phân hạng:
VU A1 c,d,e C2b,c,e.
Biện pháp bảo
vệ:
Xây dựng quy
trình gây nuôi và bảo tồn. Phát triển ở một số vùng ngập nước, như Vân Long,
Ninh Bình (Gia Viễn).
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật - trang 31.