Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

GIỚI THIỆU VƯỜN QUỐC GIA VỤ QUANG VIỆT NAM

 

Vườn quốc gia Vũ Quang nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hà Tĩnh, cách thị xã Hà Tĩnh 75 km. Phía đông giáp xã Hoà Hải, huyện Hương Khê, phía Tây giáp xã Sơn Kim huyện Hương Sơn, phía Nam giáp biên giới Việt - Lào, phía bắc giáp xã Sơn Tây huyện Hương Sơn và Hương Đại, Hương Minh huyện Vũ Quang.

Quyết định thành lập:  Được thành lập theo quyết định số 102 độ 2002/QĐ-TTg ngày 30/7/2002 cảu Thủ tướng chính phủ về việc chuyển hạng Khu BTTN Vũ Quang thành Vườn quốc gia.

Toạ độ địa lý:   Từ 18 độ 09' đến 18 độ 26' vĩ độ bắc và từ 105 độ 16' đến 105 độ 33' kinh độ đông.

Phía đông giáp xã Hoà Hải (huyện Hương Khê).
Phía tây giáp xã Sơn Kim (huyện Hương Sơn).
Phía nam giáp biên giới Việt Nam - Lào.
Phía bắc giáp xã Sơn Tây (huyện Hương Sơn), và các xã Hương Đại, Hương Minh (huyện Vũ Quang).

Quy mô diện tích:  Tổng diện tích là 55.028 ha, trong đó:

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 38.800 ha,

Phân khu phục hồi sinh thái là 16.184 ha

Phân khu dịch vụ hành chính là 44 ha.

Vùng đệm Vườn quốc gia Vũ Quang có diện tích là 6.245 ha, bao gồm một số xã thuộc huyện Vũ Quang, Hương Khê, Hương Sơn.

Mục tiêu, nhiệm vụ:  Bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng Bắc Trường Sơn, bảo tồn sự đa dạng sinh học đặc trưng của của vùng rừng tự nhiên phía Tây Nam khu IV, thuộc dãy trường Sơn, tiếp giáp biên giới Việt - Lào.

Góp phần duy trì sự cân bằng về sinh thái, tăng độ che phủ của rừng, bảo đảm an ninh môi trường và phát triển bền vững về kinh tế của các tỉnh Khu IV, đồng thời phát huy các giá trị sinh thái phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan và du lịch sinh thái.

Cơ quan/cấp quản lý:  Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

Ban quản lý:   Đã có ban quản lý được thành lập từ năm 1995 với biên chế 64 người

 

 

 
Pơ mu Fokiania hodginsii - Ảnh: Phùng Nguyễn Trí Lâm
 

 

VQG Vũ Quang có 5 kiểu rừng chính được phân chia theo các đai cao khác nhau:

Rừng kín thường xanh trên đất thấp phân bố ở độ cao 100 - 300m.
Rừng thường xanh trên núi thấp phân bố trong khoảng độ cao từ 300 - 1000m.
Rừng thường xanh trung binh ở độ cao từ 1.000 - 1.400m gồm chủ yếu các loài cây lá rộng.
Rừng thường xanh trên núi cao phân bố ở độ cao 1.400 - 1.900m.
Rừng phân bố trên độ cao lớn hơn 1.900m. 
Các giá trị đa dạng sinh học:  

Hệ thực vật:

Theo kết quả điều tra của các chuyên gia trong nước và quốc tế Vũ quang có 76% diện tích rừng là rừng tự nhiên và được chia thành 2 kiểu rừng chính: Rừng kín thường xanh á nhiệt đới phân bố trên độ cao 1000m chiếm 20% diện tích Vườn với 2 loài ưu thế là Pơ mu Fokiania hodginsii và Hoàng đàn Cupressus torulosa; Kiểu rừng xanh kín nhiệt đới dưới 1000m, với trữ lượng cao, nhiều cây gỗ lớn. Đã thống kê được 465 loài thực vật bậc cao với nhiều loài quý hiếm như: Lát hoa Chukrasia tabularis, Lim Erythrophloeum fordii, Trầm hương Aquilaria crassna... và nhiều cây dược liệu quý.
Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận 1.612 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 191 họ và 676 chi ở VQG Vũ Quang. Trong đó, có 94 loài thực vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam, danh lục đỏ IUCN và Nghị định 32/2006/NĐ/CP của Chinh phủ về việc cấm hoặc hạn chế khai thác, săn bắn hay buôn bán các loài động vật hoang dã. Đáng chú ý, Vũ Quang có tới 686 loài cây được dùng làm thuốc và 339 loài cây gỗ.
Hệ động vật:
Vườn quốc gia Vũ Quang cũng rất đa dạng, phong phú. Các nghiên cứu đã ghi nhận, Vườn có 94 loài thú thuọc 26 họ, 315 loài chim, 58 loài bò sát, 31 loài lưỡng cư, 88 loài cá và 316 loài bướm, trong đó, có 26 loài thú, 10 loài chim, 16 loài bò sát quý hiếm cần được bảo vệ. Mặt khác, Vườn còn có 36 loài thú đặc hữu như: Voọc vá chân nâu, vượn má vàng... Một số loài thuộc nhóm động vật nguy cấp thường xuyên xuất hiện tại đây như Voi Elephas maximus Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis, Cheo cheo Tragulus javanicusvà một số loài khỉ, dơi. Đặc biệt, Vườn cũng phong phú các loài rùa sinh sống, nhiêu con đã sổng hàng trăm năm như Rùa hộp trán vàng Cuora galbinifrons, Rùa hộp ba vạch Cuora trifasciata, Rùa núi viền Manouria impressa  Chà vá chân nâu Pygathrix nemaeus, Voọc hà tĩnh Trachypithecus hatinhensis, Vượn má vàng Nomascus gabriellae, Sao la Pseudoryx nghetinhensis

... Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số lượng động vật cũng như thực vật đã bị suy giảm đáng kể. Một số loài còn rất ít cá thể hoặc đã bị tuyệt chủng.

 

 

 
Rùa hộp trán vàng Cuora galbinifrons Ảnh: Phùng mỹ Trung
 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Vườn quốc gia Vụ Quang Việt Nam

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này