Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

GIỚI THIỆU VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ VIỆT NAM

 

Vườn quốc gia U Minh Hạ nằm giáp ranh trên địa bàn các xã Khánh Lâm, Khánh An, Khánh Bình Tây Bắc và Trần Hợi của hai huyện U Minh và Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Nơi đây có hệ sinh thái rừng tràm sáu tháng ngập nước và sáu tháng khô hạn. Rừng với giá trị rất cao về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, môi trường

Ngày 20/01/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 112/QĐ-TTg về việc chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi thành Vườn Quốc gia U Minh Hạ. Vườn có tổng diện tích 8.256 ha nằm trên địa bàn các xã Khánh Lâm, Khánh An thuộc huyện U Minh và các xã Trần Hợi, Khánh Bình Tây Bắc thuộc huyện Trần Văn Thời. Ngoài ra, Vườn quốc gia U Minh Hạ còn có hơn 25.000 ha vùng đệm thuộc Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp U Minh Hạ, Trại giam K1 Cái Tàu và Trung tâm nghiên cứu ứng dụng rừng ngập Minh Hải.
Ngày 26 tháng 5 năm 2009, cùng với Cù Lao Chàm - Quảng Nam, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau và U Minh Hạ được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

Tọa độ địa lý: Từ 9°12′30″ tới 9°17′41″ vĩ bắc và 104°54′11″ tới 104°59′16″ kinh đông.
Vườn quốc gia U Minh Hạ có tổng diện tích 8.527,8 ha nằm trên địa bàn các xã Khánh Lâm, Khánh An thuộc huyện U Minh và các xã Trần Hợi, Khánh Bình Tây Bắc thuộc huyện Trần Văn Thời.
- Bắc giáp tuyến 27 - Phân trại K3 thuộc trại giam K1 Cái Tàu;
- Nam giáp vùng đệm kinh xáng Minh Hà;
- Đông giáp kinh 100, ấp 14 xã Khánh An và hậu T19 ấp Vồ Dơi;
- Tây giáp kinh 90, phân trường Trần Văn Thời và đê bao phía tây Vồ Dơi.
Vườn quốc gia U Minh Hạ có ba phân khu chính gồm:

Khu bảo tồn hệ sinh thái rừng trên đất than bùn.

Phân khu phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập nước.

Phân khu dịch vụ hành chính.

Ngoài ra, Vườn quốc gia U Minh Hạ còn có hơn 25.000 ha vùng đệm thuộc các Lâm-ngư trường U Minh 1, 3, Lâm-ngư trường Trần Văn Thời, trại giam K1 Cái Tàu và trung tâm nghiên cứu ứng dụng rừng ngập Minh Hải.

Mục tiêu, nhiệm vụ: Bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng tràm úng phèn trên đất than bùn, một vùng ngập nước quan trọng của Hạ Lưu sông Mêkông.

Bảo tồn đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập nước, đặc biệt 8 loài chim nước quan trọng và các loài động vât quý hiếm. Góp phần bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử cấp quốc gia về Chiến Khu cách mạng U Minh Hạ trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Góp phần cân bằng sinh thái, tăng độ che phủ của rừng, đảm bảo an ninh môi trường và sự phát triển bền vững của đồng bằng Sông Cửu Long, đồng thời phát huy giá trị của hệ sinh thái rừng tràm phục vụ nghiên cứu khoa học và tham quan, du lịch sinh thái.

Cơ quan/cấp quản lý:  Uỷ ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang.

Ban quản lý:   Đã được thành lập, gồm ban giám đốc và Hạt kiểm lâm trực thuộc Vườn.

 

 

 
Xú thẳng - Aegiceras floridum - Ảnh: Phùng mỹ Trung
 

Hệ thực vật:
Hệ thống động thực vật tại vườn quốc gia U Minh Thượng rất đa dạng và phong phú đặc trưng của kiểu rừng ngập mặn. Ngoài cây Tràm Melaleuca cajuputi bản địa, tại đây còn có hơn 250 loài thực vật có mạch bậc cao thuộc 84 họ, trong đó có nhiều loài cây thân gỗ cao, to như: Bùi, Mốp Alstonia spathulata, Dấu, Trâm Syzygium cumini, Gáo Anthocephalus indicus… Một số loài thực vật ngập mặn đặc trưng như Sú  Aegyceras corniculatum , Trang  Kandelia candel, Đước vòi Rhizophora stylosa, Vẹt dù Bruguiera gymnorrhiza. Ở đây Sú Aegyceras corniculatum được coi là loài cây ngập mặn tiên phong trong quá trình lấn biển. Ngoài ra còn có các loài khác như Cóc đỏ Lumnitzea littore, Ô rô nước Acanthus ilicifoliusTra làm chiếu Hibiscus tiliaceus Su ổi Xylocarpus granantum Hếp Scaevola taccada.

Hệ động vật:

Lớp thú có 13 loài thuộc 9 họ. Trong đó có một số loài nằm trong sách đỏ thế giới (IUCN) như: khỉ đuôi dài Macaca fascicularis, Dơi ngựa thái lan  Pteropus vampyrus, Rái cá lông mũi Lutra sumatrana, Mèo cá Prionailurus viverrinus, Cầy giông đốm lớn Paradoxurus hermaphroditus, Cầy giông sọc Viverra zibetha và nhiều loài nằm trong sách đỏ của Việt Nam; lớp chim có 74 loài thuộc 23 họ, trong đó có một số loài quí hiếm như cò trắng trung quốc Egretta eulophotes, Choắt mỏ cong hông nâu Numenius madagascariensis, Rẽ mỏ rộng Limnodromus semipalmatus, chim Già đẫy Java Leptoptilos javanicus, Già sói Leptoptilos dubius, Bồ nông, Giang sen, Sếu đầu đỏ, 8 loài chim bị đe dọa toàn cầu như: Điềng điểng Anhinga melanogaster, Quắm đầu đen, Bồ nông chân xám Pelecanus philippensis và Quắm đầu đen Threskiornis melanocephalus. Quần xã chim trong sinh cảnh rừng ngập mặn đặc trưng với các loài phổ biến như chích bông nâu Orthotomus ruficeps, Vành khuyên họng vàng Zosterops palpebrosa và Rẻ quạt java Rhipidura javanica; bò sát có 17 loài thuộc 9 họ, nhiều loài bò sát ở Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Có 5 loài lưỡng cư thuộc 3 họ; 14 loài tôm; 175 loài cá thuộc 116 giống và 77 họ; 133 loài động, thực vật phiêu sinh. Động vật ở đây không những phong phú về thành phần loài mà còn có số lượng cá thể từng loài lớn.

 

 

 
Một thoáng bình yên trên VQG U Minh Hạ - Ảnh: Nguyễn Anh Thế
 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Vườn quốc gia U MInh Hạ Việt Nam

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này