Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

GIỚI THIỆU VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ VIỆT NAM

 

Là một phần của dãy Trường Sơn bắc, Vườn quốc gia Bạch Mã nằm trên địa phận huyện Phú Lộc và Nam Đồng, tỉnh Thừa Thiên Huế với các đỉnh núi cao trên 1.000 m chạy theo hướng từ tây sang đông, thấp dần ra đến biển đông (đỉnh Bạch Mã cao 1.450m). Vườn Quốc gia Bạch Mã thành lập theo quyết định của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng số 214-CT ngày 15 tháng 7 năm 1991

Vị trí địa lý
Tọa độ địa lý:
Từ 15 đô 59' đến 16 độ 16' vĩ độ Bắc. Từ 107độ 37' đến 107 độ 54' kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp Công ty TNHH NN1TV lâm nghiệp Phú Lộc. Phía Nam giáp xã A Ting, Tà Lu huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam. Phía Đông giáp xã Hòa Bắc huyện Hoà Vang thành phố Đà Nẵng. Phía Tây giáp thị trấn Khe Tre tỉnh Thừa Thiên Huế
Địa hình
Vườn quốc gia Bạch Mã là một phần của dãy Trường Sơn Bắc, có nhiều dãy núi với các đỉnh núi cao trên 1.000m chạy ngang theo hướng từ Tây sang Đông và thấp dần ra biển. Địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh và rất dốc, độ dốc bình quân toàn khu vực là 150 - 250, nhiều nơi có dốc đứng trên 400. Dưới chân của các dải núi là những thung lũng hẹp, dài với những dòng suối trong sạch tạo nên vẻ đẹp độc đáo thu hút khách du lịch, đồng thời góp phần cải tạo tiểu khí hậu vùng.
Khí hậu thủy văn
Vườn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ bình quân năm của toàn Vườn là 250C, riêng khu vực đỉnh Bạch Mã là 19 0C (độ cao >1.200m). Lượng mưa trung bình ở khu vực đỉnh Bạch Mã khoảng 8.000 mm/năm, lượng mưa bình quân năm trên toàn Vườn khoảng 3.500mm/năm.
Độ ẩm khu vực đỉnh Bạch Mã khá cao, chiếm 90%. Độ ẩm bình quân toàn vùng là 85%.
VQGBM là nơi điều hòa nguồn nước cho các con sông lớn trong vùng như: sông Truồi, sông Cuđê và sông Tả Trạch (đầu nguồn của sông Hương).
Địa chất, thổ nhưỡng
Tổng diện tích điều tra của vườn là 37.487 ha, trong đó 98,9 % diện tích thuộc nhóm đất Feralit, được kiến tạo bởi nền vật chất gồm các nhóm đá mẹ sau:
Nhóm đá Măc ma axít, ký hiệu (a)
Nhóm đá Sét và Biến chất, ký hiệu (s)
Nhóm mẫu chất Phù sa cổ, ký hiệu (p)
Nhóm mẫu chất Phù sa mới, ký hiệu (Pb)

Nền địa chất của dãy núi Bạch Mã ít phức tạp, phần lớn diện tích là đá Sét và Biến chất, đá Măc ma axit. Ở độ cao trên 900m có đất Feralit vàng trên núi phát triển từ đá Mac ma axit. Độ cao dưới 900m chủ yếu là đất Feralit vàng hay vàng đỏ. Các thung lũng có đất dốc bồi tụ ven sông suối.

Mục tiêu, nhiệm vụ:

Bảo tồn các hệ sinh thái của vùng chuyển tiếp khí hậu giữa miền bắc và miền nam, bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm tiêu biểu của Vườn (Trĩ sao, Gà lôi lam mào trắng, Gà lôi lam mào đen, Voọc chà vá chân nâu, Sao la, Trầm hương, Kim giao...), bảo vệ các cảnh quan tự nhiên trong vườn, phục hồi lại những khu rừng đã bị tàn phá.

 

 

 
Một góc Vườn quốc gia Bạch Mã - Ảnh: www.vncreatures.net
 

Tham gia nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu cơ bản và tổ chức dịch vụ nghiên cứu theo chương trình và hợp đồng nhằm mục đích bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn nguồn gen, pháp triển lâm sinh. Thực hiện các chương trình tuyên truyền, giáo dục bảo vệ thiên nhiên và phát triển du lịch sinh thái.

Cơ quan/cấp quản lý: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý Vườn quốc gia này . Ban quản lý:  Ban giám đốc Vườn quốc gia

Các giá trị đa dạng sinh học:  

Hệ động vật:
Qua điều tra nghiên cứu đã ghi nhận được 1.715 loài (chiếm 7% tổng số loài trong cả nước) thuộc 52 bộ, 258 họ, 1080 giống. Hệ động vật ở đây rất đa dạng, có nhiều loài đặc hữu và quý hiếm và được thống kê chi tiết: Côn trùng có 17 bộ, 137 họ, 708 giống, 1.029 loài; Cá 6 bộ, 17 họ, 46 giống, 57 loài; Ếch nhái - Bò sát có 3 bộ, 19 họ, 64 giống, 134 loài; Chim có 16 bộ, 57 họ, 189 giống, 363 loài; Thú có 10 bộ, 28 họ, 73 giống, 132 loài. 
Qua kết quả kiểm kê năm 2011, có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam cần phải có giải pháp ưu tiên bảo tồn như sau:
Các loài nằm trong sách đỏ Việt Nam. Theo thống kê Vườn quốc gia Bạch Mã có 69 loài được liệt kê cần phải được bảo vệ, điển hình các loài như: Voọc vá chân nâu Pygathrix nemaeus, Sói lửa Cuon alpinus, Cầy mực Arctictis binturong, Báo hoa mai Panthera pardus, Sao la Pseudoryx nghetinhensis, Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis, Mang trường sơn Caninmuntiacus truongsonensis, Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi, Bồ câu nâu Columba punicea, Trăn mốc Python molurus, Rắn ráo Ptyas korros, Rùa hộp trán vàng Cuora galbinifrons, Rùa đầu to Platysternon megacephalum, Cá chình hoa Anguilla marmorata… 
Lophura nycthemera, Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi, Gà so trung bộ Arborophila merlini, Gà so họng hung Arborophila rufoguralis, Rắn lục sừng Trimeresurus cornutus, Rùa hộp trán vàng Cuora galbinifrons
Có 2 loài Ong mới cho khoa học được phát hiện và mang tên Bạch Mã là Spinaria bachmana , Vietorogas bachma

 

 

 
Lan lọng hồng da cam Bulbophyllum salmoneum L. Averyanov & J.J.Verm - Ảnh: Phạm Văn Thế
 

 

Hệ thực vật:
Về hệ nấm và thực vật có 2.373 loài (chiếm gần 17% tổng số loài thực vật trong cả nước). Cụ thể chi tiết: Nấm có 55 họ, 332 loài. Rêu có 25 họ, 87 loài; Dương xỉ & họ hàng thân cận có 28 họ, 183 loài; Ngành Hạt trần có 7 họ, 22 loài; Ngành Hạt kín có 157 họ, 1.749 loài, trong đó lớp Một lá mầm có 464 loài, Hai lá mầm có 1.285 loài. 
Qua kết quả kiểm kê năm 2011, có nhiều loài thực vật đặc hữu, quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam cần được ưu tiên bảo tồn: 
- Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) có 73 loài cần phải được bảo vệ, bao gồm các loài điển hình như: Pơ mu Fokienia hodginsii, Trầm hương Aquilaria crassna, Gụ lau Sindora tonkinensis, Gụ mật Sindora siamensis, Kiền kiền Hopea pierrei, Kim tuyến Anoectochilus roxburghii, Bảy lá một hoa Paris polyphylla,… 
- Đặc hữu có 204 loài, bao gồm các loài điển hình như: Kim giao Nageia fleuryi, Chân chim pà cò Schefflera pacoensis, Cà na mũi nhọn Canarium subulatum, Song đinh việt nam Diplopanax vietnamensis, Côm lá hẹp Elaeocarpus angustifolius, Đỗ quyên vân cẩm Rhododendron fortunei, Bọt ếch bạch mã Glochidion bachmaensis, Hoàng linh bắc bộ Peltophorum dasyrrachis, Cà đuối trung bộ Cryptocarya annamensis, Mã tiền núi đinh Strychnos dinhensis,…
Có 5 loài mới cho khoa học, được phát hiện đầu tiên và đặt tên Bạch Mã gồm:

Chìa vôi bạch mã - Cissus bachmaensis.

Côm bạch mã - Elaeocarpus bachmaensis .

Lá nón bạch mã - Licuala bachmaensis

Mây bạch mã - Calamus bachmaensis

Bọt ếch bạch mã - Glochidion bachmaensis

Hoạt động du lịch:

Giá trị du lịch của Bạch mã là cảnh quan tự nhiên và khí hậu (nhiệt độ 18 độ C - 23 độ C), với nhiều rãy núi cao, chia cắt tạo ra các khu hệ động, thực vật rất phong phú và đa dạng. Dịch vụ du lịch sinh thái ở đầy đã hình thành một số tuyến du lịch, phục vụ ăn uống, nghỉ dưỡng...Với nhiều tuyến đường như: Đường mòn trĩ sao, đường mòn thác đỗ quyên, đường mòn thác ngũ hồ, đường mòn Hải Vọng Đài và một số địa điểm khác. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ở đây khá phát triển như một số biệt thự thời Pháp đã được phục hồi làm trạm nghiên cứu, bãi cắm trại...

 

 

 
 
 
 
 
 
 
 

Nguồn: Vườn quốc gia Bạch Mã Việt Nam

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này