Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

GIỚI THIỆU VƯỜN QUỐC BẾ EN VIỆT NAM

 

Vườn Quốc gia Bến En đã được thành lập theo Quyết định số 33/CP ngày 27/1/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tưởng Chính phủ), với chức năng nhiệm vụ bảo tồn thiên nhiên các hệ sinh thái, phục hồi các loài động thực vật, nghiên cứu khoa học phát triển du lịch, cải thiện và ổn định đời sống nhân dân vùng đệm. Đồng thời, tuyên truyền vận động nhân dân cùng tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

Tọa độ địa lý:

Vườn quốc gia Bến En nằm ở phía Tây - Nam tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 46 km về phía Tây Nam, có tọa độ địa lý từ 19 độ 28' đến 19 độ 41' độ vĩ bắc, từ 105 độ 20' đến 105 độ 35' kinh động, thuộc địa bàn 2 huyện Như Xuân và Như Thanh.
- Phía Bắc giáp xã Xuân Khang, Hóa Quỳ, huyện Như Xuân;
- Phía Nam giáp xã Xuân Bình, Xuân Thái, huyện Như Xuân, Như Thanh;
- Phía Đông giáp xã Xuân Phúc, Xuân Thái, Hải Vân, huyện Như Thanh;
- Phía Tây giáp xã Xuân Quỳ huyện Như Xuân.
- Tổng diện tích tự nhiên là: 14.735ha.
Vườn quốc gia Bến En là nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng Thanh Hoá - Nghệ Tĩnh rộng lớn với núi cao Trường Sơn Bắc. Đặc điểm địa hình đã hình thành khu hệ động thực vật đa dạng và phong phú. Có thể xem đây là khu vực hiện hữu cho sự đặc thù của khu hệ động vật Bắc Trường Sơn.

Đa dạng hệ sinh thái
Đỉnh núi cao nhất tại Vườn quốc gia Bến En là 497 m so với mực nước biển, vì vậy theo tiêu chuẩn phân loại thảm thực vật thường được áp dụng trên thế giới cũng như tại Việt Nam thì thảm thực vật Bến En thuộc kiểu rừng nhiệt đới thường xanh đai thấp (UNESCO 1973; Trung 1978; Vidal 2000; Lan et al. 2006; WCMC 2004). Có 3 Hệ sinh thái chính là: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh trên núi đất, hệ sinh thái rừng thường xanh trên núi đá vôi và hệ sinh thái ao hồ . Ngoài ra trong khu vực Vườn quốc gia Bến En còn có một số hệ sinh thái phụ khác là hệ sinh thái đất nông nghiệp và hệ sinh thái rừng trồng.

 

 

 
Một góc Vườn quốc gia Bến En - Ảnh: Vườn quốc gia Bến En
 

Qua điều tra nghiên cứu trên các hệ sinh thái rừng, thảm thực vật Vườn quốc gia Bến En được phân thành các kiểu sau:

Rừng nhiệt đới thường xanh trên núi đá vôi.
Kiểu rừng này gồm 3 kiểu phụ tùy theo mức độ tác động của con người vào rừng.
Kiểu rừng nhiệt đới thường xanh trên núi đá vôi ít bị tác động.
Kiểu rừng thường xanh trên núi đá vôi bị tác động mạnh.
Trảng cây bụi trên núi đá vôi.
Rừng nhiệt đới thường xanh trên núi đá vôi ít bị tác động
Rừng thường xanh trên núi đá vôi bị tác động mạnh
Trảng cây bụi trên núi đá vôi.

Rừng nhiệt đới thường xanh trên núi đất.
Tương tự như kiểu rừng nhiệt đới thường xanh trên núi đá vôi, phân chia kiểu rừng này thành các kiểu phụ tùy theo mức độ tác động của con người vào rừng.
- Kiểu rừng nhiệt đới thường xanh trên núi đất ít bị tác động.
- Kiểu rừng nhiệt đới thường xanh trên núi đất bị tác động mạnh.
- Kiểu trảng cỏ cây bụi thường xanh trên núi đất.
- Kiểu rừng tre nứa xen với cây lá rộng.
- Kiểu rừng trồng.
- Đất nông nghiệp.

Rừng nhiệt đới thường xanh trên núi đất ít bị tác động Rừng nhiệt đới thường xanh trên núi đất bị tác động mạnh
Trảng cỏ cây bụi thường xanh trên núi đất Rừng tre nứa xen với cây lá rộng
Kiểu rừng trồng Đất nông nghiệp.

Hệ sinh thái ao hồ
Vườn quốc gia Bến En có diện tích mặt hồ rộng lớn (2.484,4ha), tuy nhiên hệ sinh thái hồ nước ngọt này vẫn chưa được nghiên cứu một cách toàn diện. Việc nghiên cứu mới dừng lại ở việc thống kê thành phần loài cá, một số loài chim nước. Các loài thực vật sinh sống trong khu vực bán ngập, khu hệ tảo, nhuyễn thể ...vẫn chưa được nghiên cứu.
Trên khu vực lòng hồ xuất hiện loài thực vật xâm hại củ cây Mai dương với diện tích khoảng gần 300 ha ở những khu bán ngập nhưng vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn và triệt tiêu.
Các hoạt động bảo tồn ở hệ sinh thái này mới dừng lại ở việc bảo vệ cấm đánh bắt các loài cá bản địa quý hiếm, nuôi trồng và đánh bắt một số loài cá thông thường.

 

 

 

 
Sa nhân Amomum aromaticum - Ảnh: Phùng mỹ Trung
 

Khu hệ thực vật.
Kết quả nghiên cứu năm 1997 - 2000 và nghiên cứu, điều tra bổ sung từ năm 2003 - 2009 đã thống kê được ở Vườn quốc gia Bến En có 1.389 loài của 6 ngành thực vật thực vật bậc cao (có mạch) thuộc 902 chi, 196 họ. Trong đó 29 loài có trong danh lục đỏ IUCN 2007, 42 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam năm 2007.
Có 3 loài thực vật mới của Việt nam được phát hiện ở Bến En là: Xâm cánh bến en Glyptoetalum sclerocarpum, Đậu khấu bến en Myristica yunanensis và Găng bến en Timonius arborea và các loài thực vật quí hiếm như: Mã tiền Strychnos nux - vomica, Sa nhân Amomum aromaticum, Sến mật Madhuca pasquieri, Lim xanh Erythrophloeum fordii, Vù hương Cinnamomum balansae, Lát hoa Chukrasia tabularis, Táu mật, Gội tía Aglaia spectabilis, Trai lý Garcinia fagraeoides...

Khu hệ động vật.

Hệ động vật rừng ở Bến En rất phong phú và đa dạng. Kết quả điều tra năm 2000 thống kê được ở Bến En có 91 loài thú, 261 loài chim, 54 loài bò sát, 31 loài ếch nhái, 68 loài cá và 500 loài côn trùng (mới phát hiện thêm 01 loài côn trùng).
Khu hệ động vật Bến En khá phong phú và đa dạng đặc trư­ng vùng địa lý động vật Tr­ường Sơn Bắc và Tây Bắc. Kết quả nhiều đợt khảo sát, điều tra cho thấy, động vật Vườn Quốc gia Bến En có 50 bộ, 177 họ, 216 giống và hơn 1.000 loài động vật, trong đó có 91 loài thú, 201 loài chim, 54 loài bò sát, 31 loài ếch nhái, 68 loài cá, 499 loài côn trùng gồm:
- Chim có 195 loài, 53 họ, 18 bộ (9 loài có trong Sách đỏ Việt Nam).
- Bò sát có 39 loài, 14 họ, 2 bộ (15 loài có trong Sách đỏ Việt Nam).
- Lưỡng cư có 29 loài, 6 họ, Ì bộ (4 loài có trong Sách đỏ Việt Nam).
- Cá có 49 loài, 14 họ, 6 bộ (4 loài có trong Sách đỏ Việt Nam).
Ở Bến En có 93 loài động vật quí hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam như: Voi Elephas maximus, Bò tót Bos gaurus, Gấu ngựa Ursus thibetanus, Báo lửa Catopuma temminckii, Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides, Vượn bạc má Nomascus leucogenys, Rùa núi vàng Indotestudo elongata...

 

 

 
 
 
 

Nguồn: Vườn quốc gia Bến En Việt Nam

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này