Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN

Trang

  1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Động vật

Côn trùng

 
 

Công bố một loài rắn mới phát hiện ở Việt Nam

Ba tác giả Thomas Ziegler (Đức), Patrick David (Pháp) và Vũ Ngọc Thành (Việt Nam) vừa công bố thêm một loài rắn mới cho khoa học trên tạp chí Hệ thống học Động vật và Tiến hoá, số 84 (Tập2) năm 2008: Rắn trán tam đảo Opisthotropis tamdaoensis Ziegler, David & Vu, 2008. Mẫu chuẩn của loài rắn trán này được thu tại núi Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc ở độ cao 750 m so với mực nước biển. Đặc điểm nổi bật của loài là: chiều dài thân 475 mm, dài đuôi 80 mm

Phát hiện thêm một loài Thằn lằn ngón ở Việt Nam

Loài thạch sùng ngón zig-lơ Cyrtodactylus ziegleri Nazarov, Orlov, Nguyen & Ho, 2008 vừa được mô tả dựa trên bộ mẫu chuẩn thu thập ở độ cao 900m so với mực nước biển, tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đắk Lắk. Thạch sùng ngón zig-lơ có thân mảnh, chiều dài 84.6-93 mm, dài đuôi 95-107mm. Công trình này được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu về Bò sát và Ếch nhái học Nga (Russian Journal of Herpetology) và kết quả nghiên cứu nằm trong khuôn khổ Chương trình hợp tác...

Phát hiện loài rắn mới ở Lâm Đồng, Việt Nam

Các nhà khoa học Nga và Việt Nam vừa công bố một giống và một loài rắn mới phát hiện ở khu vực rừng Lộc Bắc, tỉnh Lâm Đồng. Giống rắn mới có tên khoa học là Coluberoelaps Orlov, Kharin, Ananjeva, Nguyen & Nguyen, 2009. Do đặc điểm hình thái của giống rắn này giống cả hai nhóm rắn nước và nhóm rắn hổ nên tên giống được hình thành từ tên la-tin của hai nhóm trên: rắn nước (Coluber) và rắn hổ (Elaps). Tên loài mới được đặt tên ông Nguyễn Văn Sáng - Viện Sinh thái và Tài nguyên

Phát hiện loài ếch cây sần mới ở Fancipan

Các nhà khoa học Mỹ và Việt Nam vừa phát hiện một loài ếch cây sần mới cho khoa học ở vùng núi cao Hoàng Liên thuộc tỉnh Lào Cai. Loài mới có tên là Ếch cây sần đỏ Theloderma lateriticum Bain, Nguyen & Doan 2009 với tên loài có nguồn gốc là từ La-tinh “lateriticum” nghĩa là “đỏ gạch”. Loài ếch mới này được thu thập vào năm 2004 trong chương trình phối hợp nghiên cứu khoa học giữa Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Ếch cây sần đỏ có kích cỡ

Phát hiện một quần thể Chà vá chân đen ở núi..

Mới đây, trong chuyến khảo sát động, thực vật ở vùng núi Chứa Chan – Đồng Nai, các thành viên của website Sinh vật rừng Việt nam đã phát hiện ra một quần thể Chà vá chân đen có tên khoa học là Pygathrix nigripes. Đây là khảo sát nhằm đánh giá đa dạng sinh học ở vùng núi Chứa Chan - chuẩn bị cho dự án đầu tư khu du lịch sinh thái của tỉnh. Kết quả cuộc khảo sát cho thấy, đây là quần thể Chà vá chân đen này là khá lớn với số cá thể đếm được là 16 con

Phát hiện một loài Nhông mới mới ở Kontum Việt Nam

oài Nhông zig-lơ P. ziegleri sống trong rừng thường xanh ở độ cao trên 1000 m thuộc cao nguyên Kon Tum. Mẫu chuẩn của loài này được thu thập trong chương trình hợp tác nghiên cứu về đa dạng sinh học giữa Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật với Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới – Chương trình Đông dương (WWF – Idochina Programme, 2001) và Viện Động vật Xanh Pê-téc-bua (ZISP, CHLB Nga, 2006). Kể từ năm 2004, đây cũng là loài nhông mới thứ năm được phát hiện

Mô tả thêm ba loài rắn khiếm mới thuộc giống Oligodon

Loài rắn khiếm giả sọc đuôi Oligodon pseudotaeniatus David, Vogel & Rooijen 2008 có 17 hàng vảy quanh thân, 8 vảy môi trên, không có các đốm trên lưng và đuôi, sọc giữa sống lưng có viền màu đen, không có sọc ở hai bên sườn. Mẫu chuẩn của loài thu ở miền Trung Thái Lan từ năm 1916. Loài rắn khiếm đuê-vơ Oligodon deuvei David, Vogel & Rooijen 2008 có 12-15 răng hàm trên 17 hàng vảy quanh thân, không có đốm sẫm màu trên lưng và đuôi

Ếch yên tử và Thạch sùng mí Hữu Liên, hai loài mới

Các nhà khoa học của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (Việt Nam) và của Trung tâm Thuần dưỡng bò sát và ếch nhái Tu-la, Viện Động vật Xanh Pê-téc-bua (Nga) vừa công bố thêm 2 loài mới cho khoa học. Mô tả chi tiết của 2 loài này được đăng tải trên Tạp chí Bò sát và Ếch nhái Nga, tập 15, số 3 năm 2008. Ếch yên tử Odorrna yentuensis Tran, Orlov & Nguyen, 2008: Loài ếch này được thu thập ở các suối đá

Bò sát và Ếch nhái ghi nhận ở khu vực Khu bảo tồn

Trong những chuyến khảo sát gần đây, nhóm thành viên Website Sinh vật rừng Việt Nam đã ghi nhận một số loài ếch nhái và bò sát ở khu vực Khu BTTN Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Xin được giới thiệu đến bạn đọc để cùng chia sẻ vẻ đẹp và sự đa dạng của tài nguyên sinh vật của Việt Nam. Chắc chắn đây mới chỉ là những ghi nhận bước đầu về đa dạng sinh học trong khu vực, còn rất nhiều tiềm ẩn của thiên nhiên tiềm đang chờ đợi được khám phá trong tương lai.

Một loài thằn lằn ngón mới được phát hiện ở Việt Nam

Đây là khám phá của các nhà nghiên cứu động vật gồm Ngô Văn Trí, Phòng Công nghệ và Quản lý môi trường, Viện Sinh học Nhiệt đới TP.HCM, GS. L. Lee Grismer, Khoa Sinh Trường Đại học La Sierra, California, Hoa Kỳ, và Jesse L. Grismer, Khoa Sinh, Đại học Villanova, bang Pennsylvania, Hoa Kỳ. Công trình này được xuất bản trên Tạp chí chuyên ngành Zootaxa 1967 số ra ngày 20/12/2008. Loài thằn lằn chân ngón Hòn Tre có kích cỡ đầu thân trung bình khoảng 72,4–88,9mm.

Phát hiện một loài rắn mới ở Trùng Khánh - Việt Nam

Một loài rắn lục mới thuộc giống Protobothrops  vừa được các nhà khoa học Nga và Việt Nam công bố trên tạp chí Bò sát và Ếch nhái của Nga Tập 16, số 1 năm 2009. Đây cũng là loài thứ tư thuộc giống rắn này được ghi nhận ở Việt Nam bên cạnh các loài: Rắn lục sừng Protobothrops cornutus, Rắn lục giéc-đôn P. jerdonii, và Rắn lục cườm P. mucrosquamatus. Loài rắn mới này được đặt tên là Rắn lục trùng khánh Protobothrops trungkhanhensis < Orlovi

Phát hiện một loài rắn mới ở Gia Lai - Việt Nam

Trong chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Việt Nam) với Vườn thú Cologne (Đức), một loài rắn mới vừa được phát hiện ở Việt Nam được đặt tên là Rắn mai gầm gia lai Calamaria gialaiensis Ziegler, Nguyen & Nguyen, 2008. Theo cuốn sách Bò sát và ếch nhái Việt Nam (Herpetofauna of Vietnam) vừa được xuất bản năm 2009 thì đây là loài rắn mai gầm thứ sáu được ghi nhận ở Việt Nam Mẫu chuẩn dùng để mô tả loài Rắn mai gầm gia lai

Ghi nhận thêm một loài cóc mày ở Việt Nam

Nhóm các nhà nghiên cứu về bò sát và ếch nhái của Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ (AMNH) và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (IEBR) vừa công bố ghi nhận mới của loài Cóc mày vân nam ở Việt Nam trên Tạp chí Herpetology Notes, Số 2, năm 2009. Loài ếch nhái này có tên khoa học là Leptobrachium promustache Rao, Wilkinson & Zhang 2006 được mô tả dựa trên mẫu chuẩn thu được ở vùng núi Dawei thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc vào năm 2006. Trong chuyến

Phát hiện một loài ếch mới thuộc giống Odorrana ở Việt Nam

Giống ếch có mùi hôi Odorrana là một nhóm rất phức tạp vì các loài thuộc giống này có đặc điểm hình thái tương tự nhau. Từ năm 2000 trở lại đây, đã có 10 loài mới thuộc giống Odorrana được công bố ở khu vực Nam Trung Quốc, Việt Nam và Lào. Đây cũng là nhóm ếch sống ở vùng suối đá trong rừng thường xanh với mức độ đa dạng loài rất cao, chỉ tính riêng ở Việt Nam đã ghi nhận tổng số 19 loài. Dựa trên kết quả phân tích so sánh cả về ADN và các đặc điểm hình thái đặc trưng

Phát hiện một loài thằn lằn ngón mới ở Đồng Nai

Các nhà khoa học Đức, Nga và Việt Nam vừa công bố thêm một loài thạch sùng ngón mới giống Cyrtodactylus ở tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Loài thằn lằn mới được đặt tên theo địa điểm thu được mẫu chuẩn đầu tiên (Holotype), Vườn Quốc gia Cát Tiên, với tên khoa học là Cyrtodactylus cattienensis Geissler, Nazarov, Orlov, Boehme, Phung, Nguyen & Ziegler, 2009. Ngoài ra, mẫu chuẩn của loài còn được thu thập ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Vĩnh Cửu, Đồng Nai

Những sắc màu kỳ diệu của các loài ếch cây Rhacophorus

Giống ếch cây Rhacophorus Kuhl & Van Hasselt là nhóm ếch gòm các loài thường sống ở trên cây. Chúng là những loài có nhiều màu sắc đẹp kỳ diệu nhất trong lớp lưỡng cư ở Việt Nam. Với 16 loài đã được phát hiện ở Việt Nam và phân bố rất rộng từ độ cao 3000m đến 100m so với mực nước biển đã cho thấy môi trường sống của giống này khá đa dạng. Tuy nhiên chúng chỉ phân bố ở các khu rừng còn được bảo vệ tốt nơi các loài động thực vật còn đa dạng loài do vậy chúng rất cần được

Phát hiện một loài Tắc kè mới ở núi Chứa chan, Đồng Nai

Các nhà khoa học Đức, Mỹ và Việt Nam vừa công bố thêm một loài tắc kè mới ở Đồng Nai. Loài tắc kè mới được phát hiện ở vùng núi Chứa Chan, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, với tên khoa học là Gekko russelltrainii NGO, M. BAUER, WOOD JR, L. GRISMER. Mẫu chuẩn của loài  này chỉ thu được duy nhất ở vùng núi này do vậy đây có thể là loài đặc hữu ờ Việt Nam. Mô tả chi tiết của loài được đăng tải trên Tạp chí Zootaxa, số 2238 năm 2009.

Ếch gai hàm ngọc linh - một loài đặc hữu của Việt Nam

Loài Ếch gai hàm ngọc linh có tên khoa học là Leptobrachium ngoclinhense (Orlov, 2005) được phát hiện ở vùng núi Ngọc Linh, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. Loài này được Nikolai Orlov, một nhà khoa học Nga, công bố trên Tạp chí Bò sát và Ếch nhái Nga, số 12, tập 1, năm 2005 với tên khoa học đầu tiên là Vibrissaphora ngoclinhensis. Tuy nhiên, các nghiên cứu về quan hệ di truyền sau đó như của Rao & Wilkinson (2008) và của Zheng, Li & Fu (2008)

Phát hiện một loài Tắc kè mới mới ở Hữu Liên Việt Nam

Một loài tắc kè mới cho khoa học phát hiện ở miền Bắc Việt Nam vừa được các nhà khoa học Đức và Việt Nam công bố trên Tạp chí Zootaxa, số 2329, năm 2010. Mẫu chuẩn của loài tắc kè này được thu thập tại Hữu Liên (Lạng Sơn) và Sa Pa (Lào Cai). Loài mới được đặt tên khoa học là Gekko canhi Roesler, Nguyen, Doan, Ho, Nguyen & Ziegler, 2010. Tên của loài tắc kè này được đặt theo tên của PGS. Lê Xuân Cảnh, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật , để ghi nhận sự ủng hộ và những đóng góp của Ông

Phát hiện một loài Cóc mày mới ở miền Trung Việt Nam

Jodi Rowley, một nhà khoa học của Bảo tàng Ô-x-trây-li-a, Sydney (Ô-x-trây-li-a) và Cao Tiến Trung, một cán bộ nghiên cứu của Trường Đại học Sư phạm Vinh, Nghệ An (Việt Nam) vừa công bố một loài ếch mới cho khoa học. Loài ếch mới có tên là Cóc mày ap-li-bai Leptolalax applebyi Rowley & Cao, 2009 được phát hiện ở trong rừng thường xanh trên núi cao thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Mô tả chi tiết cũng như tần số về tiếng kêu của loài cóc mày

Trang

  1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Động vật

Côn trùng

 
 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này