Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

DANH PHÁP CÁC TAXON THUỘC CÁC BẬC PHÂN LOẠI TRÊN LOÀI

Đỗ Xuân Cẩm – Giảng viên Đại học Huế

Phần 1: Một vài nguyên tắc gọi tên bậc phân loại thực, động vật...

 

Phần 2: Thuật ngữ chi "giống" trong phân loại sinh vật...

Phần 6: Hướng dẫn cách viết Latin dược liệu...

Phần 3: Danh pháp loài...

Phần 7: Hướng dẫn cách đọc Latin...

Phần 4: Danh pháp các taxon thuộc các bậc phân loại trên loài...

Phần 8: Một số "gốc từ" và "dạng tổ hợp" gốc Hi lạp và Latin...

Phần 5: Làm sao để viết hoa tên một sinh vật chính xác...

Phần 9: Danh pháp chi thực vật - viết sai - giải pháp...

 

1. DANH PHÁP CHI
Là một danh từ hoặc một từ nào đó được coi là danh từ chủ số ít được viết ở vị trí thứ nhất trong danh pháp loài. Danh từ này có thể bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau:
Từ tên gọi Latin của một cây, con nào đó đã có sẵn hoặc một tên gọi cây, con bằng tiếng Anh, Pháp,... được Latin hóa như: Quercus(cây Sồi), Rosa (cây Hoa hồng), Piper(cây Tiêu)...
Bắt nguồn từ tên một nhà thực vật học như: Caesalpinia (từ tên riêng Caesalpin), Bauhinia (từ tên riêng Bauhin), Tournefortia (từ tên riêng Tournefort)...
Từ một địa danh như: Washingtonia (từ địa danh Washington), Taiwania (từ địa danh Taiwan)...
Ghép một tiếp đầu ngữ hay một gốc từ với một tên chi có sẵn như:

Neolitsea

Được ghép bởi
Neo+ Litsea

Nothofagus  

-

Notho + Fagus

Dendropanax  

-

Dendro + Panax

Acanthopanax

-

Acantho + Panax

Allospondias  

-

Allo + Spondias

Parashorea  

-

Para + Shorea

Neofelis

-

Neo + Felis

Metapenaeus

-

Meta + Penaeus

Parapenaeus

-

Para + Penaeus

 

Ghép một tiếp đầu ngữ hay một gốc từ với một gốc từ bất kì như:

Rhododendron

Được ghép bởi

Rhodo + dendron

Pterospermum  

-

Ptero + spermum

Pterocarpus  

-

Ptero + carpus

Dipterocarpus  

-

Diptero + carpus

Calophyllum  

-

Calo + phyllum

Ophiocephalus

-

Ophio + cephalus

Decapterus

-

Deca + pterus

Pseudoryx

-

Pseud + oryx

Capricornis

-

Capri + cornis

 

2. DANH PHÁP HỌ
Trong thực vật học, để có danh pháp các taxon bậc họ người ta lấy thân từ của chi mẫu (chi tiêu biểu của họ) ghép thêm hậu tố -aceae.
Cần biết rằng, tên chi có thể là danh từ thuộc nhóm đồng âm tiết, cũng có thể thuộc nhóm dị âm tiết. Trong mỗi trường hợp cách lấy thân từ có khác nhau:
Đối với những tên chi là danh từ thuộc nhóm đồng âm tiết, chỉ cần cắt bỏ đuôi từ (âm cuối bắt đầu bằng nguyên âm) là có thân từ

Ví dụ:

Magnolia

Magnoli

Magnoliaceae

Pinus

Pin

Pinaceae

Podocarpus

Podocarp

Podocarpaceae

Pterocarpus

Pterocarp

Pterocarpaceae

 

Đối với những tên chi là danh từ thuộc nhóm dị âm tiết, phải lấy thân từ ở cách 2 (sở hữu cách) số ít, có nghĩa là chuyển danh từ tên chi sang cách 2 số ít rồi bỏ đuôi từ để có thân từ

Ví dụ:

Tên chi
Cách 2
Thân từ
Tên họ

Juglans

Juglandis

Jugland-

Juglandaceae

Salix

Salicis

Salic-

Salicaceae

Styrax

Styracis

Styrac-

Styracaceae

 

Trong động vật học, để có tên họ người ta lại dùng hậu tố -idae (trùng với hậu tố trong danh pháp phân lớp ở thực vật) để nối vào thân từ của danh pháp chi.
Ví dụ :

Hylobates

  Hylobat

 Hylobatidae

Canis

  Can

 Canidae

Felis

   Fel

 Felidae

 

Nhưng một số họ thì:

Anas

Anatis

Anat

 Anatidae

Gecko

Geckonis

Geckon

 Geckonidae

 

3. DANH PHÁP CÁC TAXON TRÊN HỌ
Trong thực vật học, để có danh pháp taxon các bậc trên họ, người ta thực hiện như sau:
Danh pháp bộ:thay hậu tố -aceae của tên họ mẫu bằng bằng hậu tố -ales
Danh pháp lớp: thay hậu tố tố -ales của tên bộ mẫu bằng hậu tố -opsida
Danh pháp ngành: thay hậu tố -psida của tên lớp mẫu bằng hậu tố -phyta
Trong động vật học thì rất phức tạp, tùy nhóm thú, chim, cá, thân mềm... và thậm chí trong từng nhóm còn tùy thuộc từng bậc mà có những hậu tố khác nhau rất nhiều. Chẳng hạn như
* Lớp chim (Aves) và lớp cá (Pisces) có các bộ mang hậu tố -iformes
* Lớp thú (Mammalia), lớp côn trùng (Insecta) có các bộ mang những hậu tố rất đa dạng, khó hệ thống hóa như: -ptera, -odea, -ates, idea, ... có khi là một danh từ ghép bởi một tiền tố hay một gốc từ với một gốc từ hay với một hậu tố nào đó, như Taxo-donta, Archae-o-gastro-poda, Deca-poda...
Trong lúc đó ở thực vật học, chỉ có một số trường hợp đặc biệt có dùng những hậu tố khác đi, nhưng cũng được qui tắc hóa:
 Đối với Tảo:
* Danh pháp lớp có hậu tố -phyceae
 Đối với Nấm:
* Danh pháp ngành có hậu tố -mycota
* Danh pháp lớp có hậu tố -mycetes

* Danh pháp phân lớp có hậu tố -mycetidae.

 

 

 

 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này