Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

NĂM MÈO NÓI VỀ HỌ HÀNG NHÀ MÈO FELIDAE Ở VIỆT NAM

Phùng Nguyễn Trí Lâm, Đỗ xuân Cẩm, Phùng Mỹ Trung – Admin Sinh vật rừng Việt Nam

 

Trong 12 con giáp thì họ nhà Mèo Felidae có 2 loài là Dần (hổ), Mão (mèo) đứng gần nhau và chỉ đứng sau hai loài Tí (chuột) và Sửu (trâu). Họ hàng nhà Mèo ở Việt Nam khá đa dạng, với 9 loài đều là các loài thú ăn thịt điển hình, thích nghi với phương thức săn bắt mồi sống. Thân hình cân đối. Đầu tròn, cổ khá to, thân ngắn thon, đuôi dài. Dưới chân có nệm thịt, đi lại không gây tiếng động. Vuốt dài, cong khoẻ, có thể co rụt. Mắt tinh, tai thính. Bộ răng chuyên hoá với chế độ ăn thịt sống. Các loại răng đều có khả năng cắt. Răng nanh to, khoẻ và phát triển nhất. Răng hàm có nhiều mấu sắc và sống ở nhiều sinh cảnh khác nhau. Thức ăn chính là các loài động vật ăn cỏ, thú nhỏ, một số loài ăn cá, chim. Mỗi năm đẻ 1 lứa nơi làm tổ đẻ thường là trong các hốc cây, hang động nhỏ. Mỗi lứa đẻ từ 1-3 con. Con non mới đẻ yếu. Ngoại trừ Mèo nhà Felis domestica còn lại hầu hết các loài trong họ nhà mèo đều là những loài thú qúi, hiếm đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam, nhưng chúng vẫn bị con người săn bắt quá mức dẫn đến một số loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong thiên nhiên.

Nhân dịp năm con mèo 2011, nhằm nâng cao ý thức bảo tồn các loài động vật quí hiếm. SVRVN gửi đến các bạn vài thông tin về những loài động vật thuộc họ hàng nhà Mèo ở Việt Nam .

.

1. Hổ Panthera tigris - Là loài thú ăn thịt lớn nhất trong họ hàng của chúng với thân dài 1.530 – 1.600mm và nặng hơn 100 kg Sau tai có đốm trắng , cằm và họng màu trắng nhạt. Bộ lông có nền vàng màu da bò hoặc vàng nhạt. Toàn thân có nhiều sọc ngang (vằn) màu đen hoặc màu nâu đen. Đ uôi có vòng nâu đen không đều từ gốc đến m út đuôi. Sống độc thân chủ yếu trong các khu rừng già lớn, vùng hoạt động rất rộng ở vùng rừng tái sinh, trảng cây bụi lau lách, trảng cỏ cao. Mỗi ngày đêm có thể đi được 30km, ít hoạt động ở một chỗ trong nhiều ngày. Hiện nay ở Việt Nam hổ chỉ được ghi nhận còn phân bố ở miền Trung, ở các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên giáp với Lào .

 

 

 
Hổ châu á - Panthera tigris - Ảnh: Phùng Mỹ Trung
 

 

2. Mèo rừng Felis bengalensis - Loài thú này có kích thước thuộc loại nhỏ trong họ hàng nhà mèo Felidae, nặng 3 - 5 kg, với thân dài 450 – 550 mm . Lông mềm màu vàng trắng điểm nhiều đốm đen không đều, quanh đốm đen viền vàng nâu. Bụng và chân màu xám trắng. và Mèo rừng ăn chuột nên rất có ích cho sản xuất nông lâm nghiệp. Với số lượng cá thể còn được ghi nhận là nhiều nhất ở Việt Nam . Chúng phân bố ở hầu khắp các kiểu rừng, rừng thường xanh, rừng khô hạn và rừng phục hồi …

 

 

 
Mèo rừng Felis bengalensis - Ảnh: Phùng Mỹ Trung
 


3. Mèo cá Felis viverrina -
Với bộ lông ngắn, hơi thô , màu cơ bản xám hoặc lông sỉ n , có nhiều đốm nhỏ, thẫm mờ dọc sườn. Đuôi ngắn, xám sẫm, có đốm đen từ gốc đến mút đuôi. Thức ăn chủ yếu của loài thú xinh đẹp này là các loài cá, đôi khi chúng cũng ăn các loài thú nhỏ như chim, chuột. Sống đơn độc ở vùng thấp, bụi cây ven rừng, dọc sống suối, ao đầm, ven biển, rừng ngập mặn. Đây là loài thú quí hiếm và hiện đang bị đe doạ tuyệt chủng vì các sinh cảnh nơi chúng sinh sống đang bị con người chia cắt, tàn phá để lấy đất nông nghiệp và xây dựng khu du lịch sinh thái.

 

 

 
Mèo cá - Felis viverrina - Ảnh: Phùng Mỹ Trung
 

 

4. Mèo gấm Pardofelis marmorata - Loài thú có bộ lông đẹp nhất trong họ hàng nhà mèo Felidae chúng thường bị con người săn bắt lấy da, lông nên loài này rất dễ bị tuyệt chủng trong tự nhiên. Sống ở rừng, chủ yếu ở rừng sâu cây gỗ lớn nhiều tầng tán. Hoạt động và tìm kiếm thức ăn ban đêm trên mặt đất. Với kích thước nhỏ nhất trong họ nhà mèo chúng cũng là loài có thể sống ở nhiều độ cao khác nhau. Những ghi nhận mới nhất về loài này được tìm thấy ở độ cao trên 2000m thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên.

 

 

 
Mèo gấm - Pardofelis marmorata - Ảnh: Phùng Mỹ Trung
 

 

5. Mèo ri Felis chaus – Đây thực sự là loài thú được biết đến ít nhất ở Việt Nam . Các nhà khoa học chỉ phát hiện ra chúng ở Vườn quốc gia Lò gò – Sa Mác thuộc tỉnh Tây Ninh, giáp với biên giới Cambodia vào những năm 1976 -1978 và hiện nay hầu như không còn bất cứ ghi nhận mới nào nữa về loài này ở nước ta. Nơi sống của chúng là ở vùng cây bụi, bìa rừng , vùng cỏ lau sậy dọc sông suối, ao đầm. Có thể gặp chúng ở những làng bản cũ, nhà gạch, chùa chiền, miếu hoang lâu năm.

 

 

 
Mèo ri - Felis chaus - Ảnh: Internet download
 

 

6 Mèo nhà Felis domestica – Được thuần dưỡng khoảng 6000 năm trước công nguyên ở Ai Cập cổ đại và được du nhập vào châu Âu. Nguồn gốc các loài ở châu Á hiện vẫn chưa được xác định. Chúng là loài vật nuôi được cưng chiều trong nhiều gia đình và là người bạn thân với chúng ta. Do được thuần dưỡng nên ngoài thức ăn là chuột chúng còn ăn các loài thức ăn giống con người .

 

 

 
Mèo nhà - Felis domestica - Ảnh: Phùng Mỹ Trung
 

 

7. Báo gấm Pardofelis nebulosa – Có đôi mắt viền đen , má có 2 sọc đen song song. Bộ lông nền xám xanh, nhiều vân mây lớn ở lưng, sườn . M ỗi vân mây lớn đều có đường viền màu xám đen ở phía sau, phía trước xám nhạt. Bụng trắng vàng có các đốm đen nhỏ. Chân có đốm đen nhỏ. Đ uôi có các khoanh đen. Đây là loài có vùng phân bố gần như hầu khắp Đông nam châu Á và từ Nepal , Ấn Độ đến bán đảo Sumatra . Chúng là loài sống đơn độc chỉ ghép đôi vào mùa sinh sản. Mới đây loài báo gấm quí hiếm này đã được ghi nhận ở VQG Cát Tiên, Đồng Nai.

 

 

 
Báo gấm - Pardofelis nebulosa - Ảnh: Phùng Mỹ Trung
 

 

8. Báo hoa mai Panthera pardus – Kích thước của loài thú này chỉ nhỏ hơn hổ 970 – 1.430mm . Với bộ lông màu vàng nhạt. Đầu có các đốm màu đen nhỏ. Toàn thân có đốm hoa mai màu nâu đen. Chân có đốm nhỏ hơn thân. Nửa cuối đuôi có đốm vòng ở mặt trên. Sống trong nhiều kiểu rừng, rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh và trảng cây bụi gần rừng. Chỗ ở không cố định. Vùng hoạt động rộng ở nhiều độ cao khác nhau. Có thể leo trèo lên cây lớn, ở độ cao 2 - 3m .

 

 

 
Báo hoa mai - Panthera pardus - Ảnh: Phùng Mỹ Trung
 

 

9. Báo lửa Catopuma temminckii – Là loài thú đ ược phát hiện từ năm 1827. Đây là loài thú dữ. Vùng m ặt có 2 vệt sáng từ gáy đến đỉnh đầu. Bộ lông màu vàng da bò hoặc xám hung. Đuôi có 2 màu, trên tối, dưới sáng bạc. Thức ăn gồm thú cỡ nhỏ: thỏ, khỉ, nai non, hoẵng, mễn, lợn rừng non, và các loài chim... K hông có mùa sinh sản rõ rệt. Thời gian có thai 95 ngày. Đây là loài thú có sự khác biệt màu lông rất lớn giữa con đực và con cái. Con cái thường có màu lông vàng trong khi con đực có màu xám đen. T rong rừng xanh chúng là loài sát thủ của các loài thú móng guốc nhỏ như heo, nai, hươu …

 

 

 
Báo lửa Catopuma temminckii - Ảnh: Phùng Mỹ Trung
 

Việc bảo tồn các loài động vật họ nhà Mèo Felidae mang ý nghĩa rất quan trong đối với đất nước chúng ta. Hện nay hầu như họ hàng nhà mèo chỉ còn số lượng cá thể rất ít và là những loài hiếm trong các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên. Do vậy con người hoàn toàn không có quyền tiêu diệt các loài mà ngược lại phải nỗ lực hành động nhằm hạn chế tối đa sự tuyệt chủng của chúng

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này